Chứng chỉ sơ cấp vận tải là giấy tờ cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền công nhận trình độ của bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản, kỹ năng cũng như các quy định pháp luật liên quan đến giao thông vận tải. Cuộc sống bận rộn, hối hả đã yêu cầu ra đời các công cụ hỗ trợ con người, hiểu điều đó dịch vụ đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải ra đời giúp học viên nắm được các thông tin kiến thức và sở hữu cho bản thân chứng chỉ sơ cấp vận tải đáp ứng nhu cầu việc làm.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin về dịch vụ đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải chi tiết. 

Chứng chỉ sơ cấp vận tải là gì?

Chứng chỉ sơ cấp vận tải
Người điều hành vận tải phải có chứng chỉ, văn bằng từ sơ cấp trở lên

Đầu tiên, bạn cần nắm được chứng chỉ sơ cấp vận tải là gì? Chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải là khóa học đào tạo công nhận sự hoàn thành, tốt nghiệp chương trình học liên quan đến giao thông vận tải. Sau khi hoàn thành chứng chỉ sơ cấp vận tải, bạn nắm và hiểu rõ các kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp điều hành, quản lý và kinh doanh vận tải. Rõ ràng, ngành vận tải là chuyên ngành rộng lớn bao hàm những công việc và nghiệp vụ vận tải khá nhiều, hiểu đầy đủ về nó yêu cầu sự học hỏi rất lớn. 

Lợi ích mang lại của chứng chỉ sơ cấp vận tải?

Hoàn thành đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải, bạn sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cụ thể như sau:

  • Nắm vững kiến thức cơ bản pháp luật và luật kinh tế quy định giao thông vận tải và kinh tế vận tải, các chính sách phát triển xã hội đặc biệt là các chế độ liên quan đến kinh doanh vận tải. 
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo hoạt động kinh doanh vận tải hiệu quả. Đồng thời nắm bắt được cách quản lý và khai thác phương tiện vận tải an toàn. 
  • Hiểu được các kiến thức cơ bản về lập kế hoạch và tổ chức, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của hợp tác xã và doanh nghiệp.
  • Bồi dưỡng thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc. Tuân thủ các quy định pháp luật, thực hiện đúng trách nhiệm với bản thân, xã hội, trung thực là vô cùng quan trọng. 

Căn cứ luật Giao thông đường bộ năm 2008; Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vật tải bằng xe ô tô và theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định “Người quản lý điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải” và “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.

Do vậy nhu cầu chứng chỉ sơ cấp ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã, đối với các đối tượng như các tài xế xe tải, xe buýt, xe khách, người lái xe chuyên nghiệp, nhân viên kinh doanh vận tải, các nhà quản lý hoạt động vận tải, quản trị và điều hành tổ chức khai thác vận tải,… 

  Lợi ích của chứng chỉ sơ cấp vận tải là người sở hữu chứng chỉ có cơ hội việc làm, thời gian sở hữu chứng chỉ nhanh chóng hơn so với học trung cấp chuyên ngành vận tải, phù hợp với những người trưởng thành bận rộn, không có nhiều thời gian. Do vậy, hãy tìm hiểu và chọn đơn vị uy tín để được đào tạo và cấp chứng chỉ

Điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải 

Theo quy định hiện hành pháp luật Việt Nam, chứng chỉ sơ cấp vận tải đáp ứng các điều kiện sau: 

a, Trình độ chuyên môn: Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn ngành vận tải từ bậc trung trở lên hoặc trình độ đại học, cao đẳng đối với chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác. 

b, Kinh nghiệm: ít nhất 3 năm làm việc tại vị trí điều hành cho một đơn vị vận tải. 

c, Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã không đồng thời làm việc tại các cơ quan, đơn vị khác. 

d, Người điều hành vận tải không phải là lao động trực tiếp lái xe hoặc nhân viên phục xe trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình. 

đ, Phải tham gia đầy đủ khóa học đào tạo cấp chứng chỉ. 

Quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ người điều hành vận tải

Người điều hành vận tải cần có chứng chỉ nghề nghề quy định tại ở bộ luật Giao thông vận tải tới Nghị định 86 và 10 cụ thể như sau: 

Tại điều 67 khoản 1 điểm d Luật GTĐB 2008 quy định tiêu chuẩn đối với Người điều hành vận tải: “ Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải”.

Tại điều 13 khoản 4 Nghị định 86/2014/NĐ-CP cụ thể hóa về quy định người điều hành như sau: “Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên”.

Điều 36 khoản 7 Nghị định 10/2020/ NĐ-CP bổ sung, thay thế nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008”.

Như vậy, người điều hành vận tải phải có chứng chỉ chuyên môn vận tải không được quy đổi từ bằng đại học, trung cấp các kinh tế, kỹ thuật khác. 

Bộ Giao thông vận tải có công văn  số 4171/BGTVT-VT ngày 29/04/2020 hướng dẫn triển khai một số nội dung liên quan quy định tại Nghị định 10/2020 theo đó trình độ chuyên môn về vận tải của nhà điều hành  thống nhất thực hiện như sau: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.

Dịch vụ đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải

Người quản lý điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải có bằng trung cấp, đại học cao đẳng chuyên ngành vận tải hoặc chứng chỉ sở cấp chuyên ngành vận tải. Để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã về chuyên môn của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải theo quy định Bộ Giao thông vận tải nên nhiều người lựa chọn học và nhận chứng chỉ sơ cấp vận tải nhanh chóng hơn, lựa chọn phù hợp hơn so với học đại học, trung cấp. Do đó, có rất nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo được mở đáp ứng nhu cầu lớn về đào tạo chứng chỉ sơ cấp vận tải. 

Xem thêm:

Mục đích của trung tâm đào tạo là nâng cao kỹ năng chuyên môn vận tải cho đội ngũ kinh doanh, quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, thêm vào đó, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý hành nghề điều hành kinh doanh vận tải do vậy mà lựa chọn một cơ sở uy tín là bước quan trọng đầu tiên. Đề xuất gợi ý cho bạn trung tâm đào tạo  AZ tổ chức các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải theo quy định của Bộ giao thông vận tải. Ưu điểm khi đăng ký đào tạo cấp chứng

  • Thời gian học linh hoạt phù hợp với lịch trình làm việc bận rộn của bạn
  • Đảm bảo cung cấp chất lượng đào tạo giúp học viên có thể đạt chứng chỉ trong lần đầu tiên. 
  • Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đến từ các trường đại học giàu kinh nghiệm từ giao thông vận tải. 
  • Hình thức học đa dạng bạn có thể lựa chọn học trực tiếp hoặc trực tuyến Online. 
  • Các khóa học mở liên tục do vậy bạn không phải chờ đợi thời gian mở lớp, tiết kiệm thời gian nhanh chóng cấp chứng chỉ. 

Nội dung khóa học bao gồm những nội dung chính như sau: 

  • Pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ
  • Kỹ năng quản trị, điều hành và khai thác vận tải đường bộ
  • Tổ chức vận tải
  • Thống kê vận tải
  • Thực hành nghề,.. 

Sau khi hoàn thành khóa học bồi dưỡng, người học thi và được cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải. Bạn có nhu cầu tìm hiểu khóa học hoặc đăng ký học có thể liên hệ qua thông tin dưới đây để đặt lịch học sớm nhận thêm một số ưu đãi hiện có. 

Một số câu hỏi thường gặp về đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải

1. Chứng chỉ sơ cấp điều hành vận tải và chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải có phải là một?

Hai chứng chỉ khác nhau về mục đích. Chứng chỉ sơ cấp điều hành vận tải là chứng nhận chương trình học liên quan tới lĩnh vực điều hành. Còn chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải công nhận hoàn thành khóa học liên quan vận tải và từ vận tải bao hàm khá rộng lớn, các công việc liên quan đến vận tải. Đối tượng sử dụng của chứng chỉ điều hành vận tải là người có nhiệm vụ điều khiển, hướng dẫn các hoạt động liên quan vận tải.

2.Cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải có mất phí không? 

Chứng chỉ sơ cấp vận tải cần một số thủ tục và chi phí để thực hiện. Mức phí khoảng 200.000 đồng cấp chứng chỉ không bao gồm tiền học đào tạo bồi dưỡng. Bởi đây là khoản chi cá nhân tùy từng đối tượng. 

3. Hồ sơ chuẩn bị đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải khi dùng dịch vụ tại trung tâm AZ?

Bạn cần chuẩn bị 03 ảnh 3×4; căn cước công dân, hộ chiếu. 

4. Cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải là ai? 

Các trung tâm, cơ sở đào tạo về lĩnh vực giao thông vận tải được cấp phép đào tạo sơ cấp thì sẽ được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải cho người điều hành vận tải. 

5. Phí dịch vụ và thời gian hoàn thành khóa học trong bao lâu?

Tùy vào các khu vực đơn vị bạn đăng ký, tình trạng hồ sơ mà thông tin về phí dịch vụ và thời gian hoàn thành khác nhau, thường dao động khoảng từ 1- 2 tháng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn chọn được một đơn vị dịch vụ đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp vận tải. Nếu còn bất cứ thắc mắc khác hãy để lại bình luận bên dưới hoặc gọi ngay số Hotline 0934.636.8220973.101.127 để được hỗ trợ tư vấn nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *