DỊCH VỤ TƯ VẤN LÀM GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH NỘI TỈNH – 0973 101 127

Hoạt động dịch vụ bưu chính cũng là ngành nghề kinh doanh phải xin cấp phép của cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này tùy theo mức độ phạm vi sẽ xin loại Giấy phép bưu chính phù hợp như Giấy phép bưu chính liên tỉnh, Giấy phép bưu chính quốc tế, Giấy phép bưu chính nội tỉnh. Trong bài viết này, cùng phân tích và tìm hiểu về giấy phép bưu chính nội tỉnh, thủ tục thực hiện như thế nào và phải chuẩn bị những gì,… Ngoài ra, đề xuất cho bạn đơn vị dịch vụ hỗ trợ làm giấy phép bưu chính nội tỉnh.

Hướng dẫn hồ sơ xin cấp giấy phép bưu chính nội tỉnh

Thông tin chung về Giấy phép bưu chính nội tỉnh

Giấy phép bưu chính nội tỉnh là gì? 

Giấy phép bưu chính nội tỉnh là giấy phép xác nhận của cơ quan chức năng rằng doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ bưu chính tại một tỉnh, khu vực, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Đây là một giấy phép bắt buộc để doanh nghiệp được phép hoạt động và vận hành trong lĩnh vực này. 

Trên Giấy phép bưu chính nội tỉnh bao gồm đầy đủ các thông tin như sau: 

  • Tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính.
  • Loại hình dịch vụ bưu chính 
  • Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính
  • Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính 
  • Thời hạn của giấy phép bưu chính

Điều kiện xin cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh

Trước khi thực hiện thủ tục làm Giấy phép bưu chính nội tỉnh, doanh nghiệp cần chuẩn bị và đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau: 

  1. a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
  2. b) Có nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
  3. c) Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
  4. d) Có các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

Lưu ý: Theo quy định hiện hành mới nhất, không còn quy định về mức khả năng tài chính, vốn tối thiểu của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nữa. 

Căn cứ pháp lý

Căn cứ vào quy định và các văn bản quy phạm pháp luật sau để thực hiện và xử lý Giấy phép bưu chính như sau: 

  • Luật Bưu chính số 49/2010/QH ngày 28/6/2010.
  • Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.
  • Nghị định số 25/2022/NĐ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.
  • Thông tư số 25/2020/TT-BTC ngày 14/4/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 291/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính.
  • Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC ngày 17 tháng 07 năm 2015 hướng dẫn xử lý bưu gửi không có người nhận ;
  • Thông tư 22/2012/TT-BTTTT quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh

Bạn chuẩn bị 03 bộ hồ sơ ( 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao) đầy đủ theo hướng dẫn để thực hiện xin Giấy phép bưu chính nội tỉnh bao gồm các thành phần chính sau:

  1. Giấy đề nghị cấp giấy phép bưu chính theo mẫu quy định;
  2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do đơn vị kinh doanh tự đóng dấu xác nhận. 
  3. Điều lệ của doanh nghiệp (nếu có);
  4. Phương án kinh doanh Dịch vụ bưu chính;
  5. Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  6. Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
  7. Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  8. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  9. Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  10. Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép.

Lưu ý: Tất cả tài liệu bản sao phải được công chứng, dịch thuật Tiếng Việt để đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của các giấy tờ hồ sơ. 

Quy trình thủ tục xin cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh

Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ như hướng dẫn sau đó nộp hồ sơ tới Sở Thông tin và Truyền thông nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện nộp trực tiếp tới cửa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến. 

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung bộ hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả chuyển cho người nộp;

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ  có trách nhiệm thông báo hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

– Thời gian kiểm tra tính pháp lý không quá 03 ngày làm việc; trường hợp thông báo, cần sửa đổi bổ sung hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc. 

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính.

– Trường hợp từ chối cấp giấy phép bưu chính nội tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cấp tỉnh/thành phố phải có văn bản trả lời kèm nêu rõ lý do.

Bước 4: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến.

Dịch vụ tư vấn làm Giấy phép bưu chính nội tỉnh của AZ

Dịch vụ tư vấn làm giấy phép bưu chính nội tỉnh

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ Giấy phép bưu chính nội tỉnh và thủ tục nộp yêu cầu khá phức tạp khó tránh khỏi phải sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Tìm đến và sử dụng một dịch vụ tư vấn Giấy phép bưu chính nội tỉnh là giải pháp hiệu quả nhất và được phép thực hiện. Dịch vụ của công ty tư vấn AZ giải quyết mọi vấn đề liên quan mặt pháp lý nói chung cho khách hàng.

Khi sử dụng dịch vụ của tư vấn AZ giúp bạn với ba tiêu chí “Tiết kiệm – Hiệu quả – Nhanh gọn”. Lấy uy tín làm nền móng phát triển do vậy bạn hoàn toàn an tâm về dịch vụ cung cấp. 

Công ty tư vấn AZ thực hiện các công việc sau đây: 

  • Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép bưu chính nội tỉnh thay khách hàng đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật, tránh gây phiền hà nhiều nhất có thể cho khách hàng. 
  • Tư vấn chi tiết cho khách hàng về tình trạng hồ sơ, các bước thực hiện cũng như quy trình, hồ sơ để khách hàng dễ hiểu và nắm được rõ. 
  • Khi được ủy quyền, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng gửi yêu cầu hồ sơ và giải quyết pháp lý với cơ quan chức năng nếu có vấn đề phát sinh. 
  • Sau khi có kết quả, nhận và bàn giao tới tận nơi cho khách hàng. 

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ của AZ có ưu thế so với các công ty khác cùng ngành bởi ngoài yếu tố chất lượng dịch vụ cung cấp thì thái độ cũng là nhân tố quan trọng. Không phải đơn vị nào hiện nay có thể thực hiện cả hai vấn đề này. Thái độ tốt để lại một ấn tượng tốt thoải mái, yêu thích trong lòng của khách hàng, quyết định có quay lại sử dụng dịch vụ. 

Hotline: 0934 636 822

Zalo: 0934 636 822

Facebook: Hỗ trợ Giấy tờ vận tải

Một số câu hỏi thường gặp khi làm Giấy phép bưu chính nội tỉnh

  1. Cơ quan thực hiện cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh?

Cơ quan trực tiếp thực hiện xử lý và cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh là Sở thông tin và truyền thông tỉnh/thành phố mà đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động. 

  1. Mức lệ phí làm Giấy phép bưu chính nội tỉnh?

Căn cứ thông tư số 25/2020/TT-BTC quy định mức thu phí đối với thẩm định điều kiện cấp giấy phép bưu chính trong phạm vi nội tỉnh là 10.750.000 đồng/ lần. Có thể nộp lệ phí trực tiếp hoặc nộp online.

  1. Giấy phép bưu chính có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của Giấy phép bưu chính nội tỉnh không quá 10 năm. Sau khi hết hạn 10 năm, đơn vị kinh doanh tiếp tục gia hạn tại cơ quan có thẩm quyền. 

  1. Trường hợp thu hồi Giấy phép bưu chính nội tỉnh

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính nội tỉnh cần tuân thủ các quy định trong lĩnh vực bưu chính do nhà nước ban hành. Quy định khoản 1 Điều 24 của Luật Bưu chính 2010, các đơn vị dịch vụ vi phạm một trong các hành vi sau đây sẽ bị tước, thu hồi giấy phép: 

  • Có hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây thương hại an ninh, trật tự xã hội và quốc gia.
  • Có hành vi cố ý cung cấp thông tin giả, gian dối trong quá trình để được cấp giấy phép.
  • Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung trên Giấy phép, gây ảnh hưởng lợi ích nghiêm trọng của Nhà nước
  • Không đáp ứng đủ điều kiện để cấp Giấy phép. 
  • Không triển khai cung ứng dịch vụ trong vòng 1 năm kể từ ngày được cấp giấy phép. 
  • Cho thuê, mượn Giấy phép, chuyển nhượng trái pháp luật.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên giúp bạn tìm được đơn vị dịch vụ làm giấy phép bưu chính nội tỉnh phù hợp. Ngoài ra, những thông tin cơ bản về giấy phép bưu chính nội tỉnh như hồ sơ, quy trình giải quyết. Bạn đang có nhu cầu hoặc thắc mắc chưa giải quyết được có thể liên hệ ngay qua số hotline 0934 636 822 – 0973 101 127 để nhận được những hỗ trợ chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *