Vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm cần giấy tờ pháp lý cho phép để đảm bảo tính an toàn và không gây nguy hiểm cho toàn xã hội. Vậy muốn xin giấy phép để vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ thì làm như nào, cơ quan nào thực hiện,… Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất và dịch vụ hỗ trợ cho bạn về vấn đề này. 

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

Thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ là giấy phép bắt buộc đối với các phương tiện giao thông vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện cấp giấy phép là Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh và Bộ Công An. 

Mẫu giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ quy định bắt buộc bao gồm các thông tin sau: 

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
  • Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
  • Hành trình, lịch trình vận chuyển;
  • Thời hạn của giấy phép

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật 27/2001/QH10 – Phòng cháy và chữa cháy Số: 27/2001/QH10
  • Luật 40/2013/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy Số: 40/2013/QH13
  • Nghị định 65/2018/NĐ-CP Số: 65/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định 42/2020/NĐ – CP 
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP Số: 136/2020/NĐ-CP

Phân loại các Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Căn cứ điều 4 nghị định 42/2020/NĐ – CP quy định phân loại các danh mục hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cụ thể như sau: 

  • Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
  • Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
  • Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
  • Loại 2. Khí.
  • Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
  • Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
  • Nhóm 2.3: Khí độc hại.
  • Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
  • Loại 4.
  • Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
  • Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
  • Các bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm cũng được coi là hàng hóa nguy hiểm tương ứng.

Nhóm danh mục 5,6,7,8 là hàng hóa, các chất hóa học có nguy hiểm. Lưu ý đối với các hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các hóa chất bảo vệ thực vật thì Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứ không thuộc phạm trù của Bộ Công An. 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ 

Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 (trừ vật liệu nổ công nghiệp) được thực hiện theo khoản 2 điều 17 Nghị định 42/2020/ NĐ – CP, bao gồm những giấy tờ như sau: 

a, Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 42/2020/ NĐ – CP; 

  1. b) Bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
  2. c) Bản sao công chứng hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
  3. d) Bản sao hợp lệ hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);

đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ; Bản sao hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa);

  1. e) Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ quan có thẩm quyền;
  2. g) Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu);
  3. h) Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  4. i) Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
  5. k) Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).

Lưu ý: Các giấy tờ bản sao đảm bảo hợp lệ, phải được công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chứng để các cán bộ tiếp nhận đối chiếu, xác thực. 

Thủ tục thực hiện Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ theo trình tự các bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định, được cụ thể ở mục trên. Sau đó, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính lên Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh hoặc Bộ Công An. Cách 2 bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống Dịch vụ công quốc gia. 

Bước 2: Tiếp nhận và xác minh tính hợp lệ của hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và tính hợp lệ nội dung có trong hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận viết phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính và hẹn ngày trả. 

Trường hợp hồ sơ thiếu, không đáp ứng đủ điều kiện, cán bộ tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo hướng dẫn hoàn thiện và bổ sung đến khi hồ sơ đạt đủ điều kiện.

Thời gian thực hiện ngay sau khi khi thực hiện tiếp nhận hồ sơ hoặc đối với nộp trực tuyến thì không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định hồ sơ, phương tiện có đạt yêu cầu, đạt yêu cầu thì lập biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo mẫu. Sau đó, hồ sơ được chuyển đi ký duyệt, đóng dấu. Thời gian làm việc không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định. 

Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan phải trả lời bằng văn bản rõ ràng hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến kèm lý do. 

Lưu ý: Bạn không nhận được bất cứ phản hồi, nhận giấy phép thì cần liên hệ lại với cơ quan nộp hồ sơ xử lý giải quyết. Xin cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ không mất cứ khoản lệ phí nào. 

Bước 4: Trả kết quả 

Căn cứ ngày hẹn trả kết quả trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính thì cá nhân, tổ chức tới nơi nộp hồ sơ nhận kết quả. 

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ làm Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

Giấy phép vận chuyển mặt hàng nguy hiểm về cháy nổ

Công ty tư vấn AZ có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ và các thủ tục pháp lý liên quan khác. Với phương châm lấy tín nhiệm làm uy tín, tận tâm trong từng dịch vụ cung cấp. Do vậy, công ty đã lấy được niềm tin tưởng của nhiều khách hàng.  Khi lựa chọn dịch vụ của công ty tư vấn AZ, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi như sau: 

  • Tư vấn, gỡ rối miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm. 
  • Hỗ trợ bạn soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan theo đúng quy định pháp luật. 
  • Thay mặt và đại diện Khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, giấy tờ.
  • Theo dõi, bổ sung, xử lý các vấn đề liên quan. 
  • Chi phí dịch vụ hợp lý, phải chăng tùy theo tình trạng phức tạp của hồ sơ.
  • Nhận kết quả và bàn giao tận nơi tới tay khách hàng. 

Hiện tại, công ty tư vấn AZ cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ:

  • Cấp lần đầu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ. 
  • Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

Khách hàng chỉ cần cung cấp các giấy tờ cần thiết, công ty tư vấn AZ sẽ hỗ trợ bạn thực hiện quy trình, thủ tục đơn giản hóa, nhanh nhất để đảm bảo tính hiệu quả.

Hotline: 0934 636 822

Zalo: 0934 636 822

Facebook: Hỗ trợ Giấy tờ vận tải

Mức hình phạt khi tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép như nào? 

Tham gia giao thông vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép khi cơ quan kiểm tra thì sẽ bị xử phạt theo mức quy định tại Điều 34 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể như sau: 

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định của pháp luật;
  4. b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
  5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  6. a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
  7. b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
  8. c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
  9. d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
  10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển.
  11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
  12. c) Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ. 
  13. d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Xem thêm:

Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà tư vấn AZ muốn gửi tới bạn. Liên hệ ngay qua số HOTLINE: 0934.636.822 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí giải đáp thắc mắc, khó khăn gặp phải liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *