Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng và mối quan hệ ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh do vậy tốc độ phát triển ngành vận tải ngày càng tăng. Để đảm bảo sự hiệu quả, an toàn và tuân thủ pháp luật cần ban hành những quy định về điều hành vận tải đáng quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thêm các thông tin về những quy định mới nhất chứng chỉ sơ cấp vận tải cho người điều hành vận tải cần biết để tránh khỏi các vấn đề pháp luật không đáng có.

Người điều hành vận tải phải có chứng chỉ, văn bằng từ sơ cấp trở lên

1. Thông tin cần biết về người điều hành vận tải 

 Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 86/2014/ NĐ – CP giải thích “Người điều hành vận tải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ bằng văn bản trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh vận tải”. 

Quy định tiêu chuẩn với người điều hành vận tải căn cứ theo một số bộ luật, nghị định bao gồm:

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 86/2014/ NĐ – CP
  • Nghị định 10/2020/NĐ – CP. 

2. Yêu cầu về người điều hành vận tải 

Căn cứ Nghị định 86/2014/ NĐ – CP về quy định điều kiện đối với người điều hành vận tải bao gồm những yêu cầu. Dưới đây tổng hợp một số mục chính bắt buộc với người điều hành: 

  • Phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải ít nhất 3 năm.
  • Đối với người điều hành vận tải của doanh nghiệp hay hợp tác xã thì không được đồng thời làm việc tại các cơ quan, đơn vị khác.
  • Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình.
  • Được tập huấn theo quy định của Bộ giao thông vận tải.
  • Người điều hành phải tham gia đầy đủ tập huấn nghiệp vụ  

Như vậy, người điều hành kinh doanh vận tải vừa phải là người có kinh nghiệm vừa có bằng cấp, chứng chỉ  từ trung cấp vận tải trở lên và 3 năm làm việc liên tục tại vị trí điều hành doanh nghiệp. 

3. Quy định về chứng chỉ nghề nghiệp của người điều hành vận tải

Người điều hành vận tải cần có chứng chỉ nghề nghề quy định tại ở bộ luật Giao thông vận tải tới Nghị định 86 và 10 cụ thể như sau: 

Tại điều 67 khoản 1 điểm d Luật GTĐB 2008 quy định tiêu chuẩn đối với Người điều hành vận tải: “ Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải”.

Tại điều 13 khoản 4 Nghị định 86/2014/NĐ-CP cụ thể hóa về quy định người điều hành như sau: “Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên”.

Tại điều 36 khoản 7 Nghị định 10/2020/ NĐ-CP bổ sung, thay thế nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008”. Như vậy, người điều hành vận tải phải có chứng chỉ chuyên môn vận tải không được quy đổi từ bằng đại học, trung cấp các kinh tế, kỹ thuật khác.

Bộ Giao thông vận tải có công văn  số 4171/BGTVT-VT ngày 29/04/2020 hướng dẫn triển khai một số nội dung liên quan quy định tại Nghị định 10/2020 theo đó trình độ chuyên môn về vận tải của nhà điều hành  thống nhất thực hiện như sau: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.

4. Chứng chỉ sơ cấp vận tải

Người điều hành vận tải chưa có tốt nghiệp trung cấp ngành vận tải có thể tham khảo học chứng chỉ sơ cấp vận tải hỗ trợ bạn có đủ điều kiện kinh doanh vận tải. Chứng chỉ sơ cấp vận tải được cấp phép do các cơ sở đào tạo có sự cho phép đào tạo sơ cấp và cấp chứng chỉ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Người có chứng chỉ sơ cấp vận tải là người đã có đầy đủ kiến thức về Pháp luật, giao thông vận tải, kinh tế vận tải; đào tạo kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh vận tải; rèn thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc, tuân thủ pháp luật. 

Lợi ích của chứng chỉ sơ cấp vận tải là người sở hữu chứng chỉ có cơ hội việc làm, thời gian sở hữu chứng chỉ nhanh chóng hơn so với học trung cấp chuyên ngành vận tải, phù hợp với những người trưởng thành bận rộn, không có nhiều thời gian. Do vậy, hãy tìm hiểu và chọn đơn vị uy tín để được đào tạo và cấp chứng chỉ. 

Xem thêm:

5. Điều kiện cấp Giấy phép vận tải năm 2024

5.1 Điều kiện về người điều hành vận tải 

  • Kinh nghiệm: ít nhất 03 năm làm việc tại vị trí điều hành cho một đơn vị vận tải
  • Bằng cấp: Bằng trung cấp ngành vận tải trở lên  hoặc chứng chỉ sơ cấp ngành vận tải

5.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh 

Doanh nghiệp phải bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải vào Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (4932: Vận tải hành khách bằng đường bộ; 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ).

Tiếp theo, đơn vị làm hồ sơ xin cấp Giấy phép vận tải. Có giấy phép kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải tiến hành xin cấp phù hiệu cho phương tiện vận tải.

Hotline: 0934 636 822

Zalo: 0934 636 822

Facebook: Hỗ trợ Giấy tờ vận tải

Bài viết trên bổ sung những quy định mới nhất về người điều hành vận tải cần biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc, chưa hiểu cần giải đáp thì hãy liên hệ tới công ty tư vấn AZ: 0934 636 822 để được hỗ trợ ngay lập tức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *